Điều dưỡng - công việc không bao giờ "lỗi thời"

Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông và tuyển sinh ĐH năm 2020 đang đến gần, mở đầu bài viết, xin chúc các bạn thí sinh bước vào kỳ thi năm nay luôn tự tin, nỗ lực làm bài tốt và đạt kết quả như ý. Bài viết hôm nay, tôi xin giới thiệu tới các bạn một ngành chưa bao giờ hết “hot” là ngành Điều dưỡng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Điều dưỡng là một trong những ngành trụ cột của hệ thống dịch vụ y tế, trở thành một bộ phận không thể thiếu trong các cơ sở chăm sóc và chữa bệnh. Một điều dưỡng viên có thể làm việc ở nhiều vị trí công việc và đóng nhiều vai trò quan trọng, ở nhiều môi trường y tế và chăm sóc sức khỏe khác nhau như bệnh viện, nhà dưỡng lão, các cơ sở chăm sóc đặc biệt dành cho người già, người tàn tật, các trung tâm vật lý trị liệu, ... ; hay các môi trường học thuật trong vai trò giảng dạy, nghiên cứu, làm chính sách...


Ở nhiều nước phát triển, Điều dưỡng là một ngành khá “hot” xét về khía cạnh cung - cầu của thị trường lao động, khi nguồn cung nhân lực hạn chế không thể đáp ứng đủ nhu cầu thực tế của xã hội. Ở các nước này, tốc độ và quy mô già hóa dân số chính là tác nhân trực tiếp dẫn đến việc cung không đủ cầu này. Đây cũng là tiền đề mở ra vô số cơ hội việc làm, thậm chí là những ưu tiên trong vấn đề định cư, cho sinh viên quốc tế được đào tạo bài bản và làm việc trong ngành điều dưỡng.

Nếu tiếng gọi của thị trường lao động quốc tế và cơ hội định cư nước ngoài đang khiến bạn chú ý, hãy cùng tìm hiểu về ngành học Điều dưỡng và những cơ hội trong lĩnh vực này ở bài viết dưới đây nhé.

Công việc hàng ngày của Điều dưỡng viên là gì?

Công việc cụ thể của một điều dường viên sẽ tùy thuộc vào vai trò và bối cảnh làm việc cụ thể như đã phân tích ở trên. Tuy nhiên, trong các môi trường y tế và chăm sóc sức khỏe nói chung, đây chính là những nhóm việc chính của một điều dưỡng viên:

  • Chăm sóc y tế: Điều dưỡng viên sử dụng nghiệp vụ của mình dưới sự chỉ dẫn của các bác sĩ liên quan, theo dõi và chăm sóc sức khỏe người bệnh. Mỗi khi thực hiện một sự can thiệp về chăm sóc y tế, điều dưỡng viên phải ghi chép đầy đủ và cụ thể vào hồ sơ, bao gồm cả sự đáp ứng của người bệnh với từng can thiệp tại từng thời điểm.
  • Tư vấn: Bên cạnh sức khỏe thể chất, điều dưỡng viên dùng các biện pháp tâm lý tạo cảm giác thoải mái, động viên khuyến khích tinh thần và đưa ra những lời khuyên trong phạm vi chuyên môn cho phép với tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
  • Truyền đạt thông tin: Đóng vai trò trung gian trao đổi thông tin về tình trạng y tế và yêu cầu/mong muốn giữa bác sĩ với người bệnh và giữa bênh nhân với người nhà (hoặc ngược lại), cũng như giữa các điều dưỡng viên khi giao ca hoặc làm việc nhóm.
Lý do bạn nên theo đuổi ngành Điều dưỡng

1. Trang bị kiến thức Y khoa – hành trang cho công việc lẫn cuộc sống
 
Theo học ngành Điều dưỡng, bạn sẽ được tiếp xúc với những kiến thức y học từ cơ bản đến nâng cao hằng ngày, cùng với thực hành những biện pháp chữa trị và chăm sóc sức khỏe. Những kiến thức ấy không chỉ bổ trợ trực tiếp cho chuyên môn nghiệp vụ của bạn mà còn giúp bạn có thêm hiểu biết và kỹ năng để chăm sóc sức khỏe cho chính bản thân và gia đình.
 
2. Ngành nghề căn bản và ổn định
 
So với các nhóm ngành khác như công nghệ hay truyền thông, luôn tìm kiếm nguồn nhân lực trẻ để có thể “thay máu” các quy trình, đưa ra những sáng kiến mới mẻ giúp tăng năng suất và chất lượng công việc với tốc độ đào thải cao, tuổi thọ nghề thấp, dẫn đến tình trạng nhiều người thất nghiệp sau tuổi 30 do khả năng sáng tạo dần trở nên hạn chế; thì điều dưỡng và nhóm ngành y tế sức khỏe nói chung khá ổn định và an toàn. Nhóm nghề này thường ưu ái những điều dưỡng viên có tay nghề cao, kinh nghiệm dày để có thể dự đoán và xử lý nhanh những phát sinh trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, do đặc thù liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người nên những người theo học thường được đào tạo đặc thù hơn, cung không đủ cầu nên tính cạnh tranh và sự đào thải thấp hơn so với nhiều ngành khác
 
 
3. Cơ hội làm việc tại môi trường quốc tế
 
Như đã phân tích ngay từ đầu, tình trạng thiếu hụt lao động trong ngành điều dưỡng xuất hiện ở nhiều quốc gia, đặc biệt là tại các nước phát triển. Đây chính là tiền đề cho việc “di cư điều dưỡng đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu”. Các thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Agreement-MRA) nhằm hỗ trợ cho sự di cư điều dưỡng trên phạm vi khu vực và toàn cầu đã trở thành mối quan tâm của các chính phủ. Hay những diện di cư dành cho người có bằng cấp điều dưỡng như diện di cư Mỹ EB3 là một ví dụ điển hình, giúp mở ra cơ hội làm việc và sinh sống tại các nước bạn.
 
Các báo cáo mới đây cho thấy, thực trạng thiếu hụt điều dưỡng Việt Nam nói riêng và các nước phát triển như Anh, Nhật, Úc,..đang ở mức độ đáng báo động. Báo cáo của TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết tỷ lệ trung bình điều dưỡng trên một vạn dân của Việt Nam là 11,4, tỷ lệ này chưa bằng một nửa so với tỷ lệ trung bình toàn cầu. Báo cáo cũng cho thấy rằng Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho đào tạo điều dưỡng bởi vì có nhiều khả năng đến năm 2030 nguồn nhân lực điều dưỡng tại Việt Nam sẽ thiếu khoảng 40.000 đến 50.000 người. Qua đó để thấy ngành nghề Điều dưỡng đang thiếu hụt nhân lực trầm trọng trên toàn cầu, mở ra cơ hội việc làm lớn cho các bạn sinh viên đang hoặc sắp theo học ngành này.
 
Trước cả khi đại dịch Covid-19 bùng nổ, rất nhiều dự báo của các cơ quan chính phủ và hiệp hội nghề nghiệp trên thế giới đã đưa ra những con số đáng báo động về sự thiếu hụt nhân lực trầm trọng của ngành này trong tương lai gần. Mức độ lây lan chóng mặt của đại dịch chỉ góp phần phơi bày thực trạng đó. Ngành Điều dưỡng được tạp chí Entrepreneur (Mỹ) xếp vào Top 10 xu thế ngành nghề hot và quan trọng của thế giới.
 
4. Mức lương vô cùng hấp dẫn
 
Tùy vào kinh nghiệm và đơn vị công tác thì mức lương điều dưỡng viên sẽ dao động khác nhau.
 
Ở Việt Nam, mức lương Điều dưỡng viên dao động 7,000,000 VND – 15,000,000 VND

Tại Nhật Bản thu nhập của một Điều dưỡng viên dao động từ 150.000 – 170.000 yên/ tháng, tương đương với 30.600.000 đến 34.600.000 VNĐ/ tháng (cùng các quyền lợi, chính sách ưu đãi và phụ cấp khác)

Tại Đức thu nhập của một Điều dưỡng viên dao động 1.900 – 3.500 Euro tương đương 50,000,000 VND – 90,000,000 VND

Tại Úc thu nhập của một Điều dưỡng viên dao động 5,900 – 8,000 UAD/tháng tương đương 90,000,000 VND – 120,000,000 VND

5. Phát triển bản thân và tương lai
 
Quá trình làm việc trong ngành Điều dưỡng có nhiều thách thức như các trường hợp khẩn cấp, những vấn đề phát sinh, nhiều mối quan hệ với bác sĩ-bệnh nhân-người nhà, cần nhiều kinh nghiệm từ điều dưỡng viên để dự đoán và xử lý tốt. Do đó môi trường làm việc này tôi luyện, giúp những người làm nghề có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm sống tốt.
 
Nếu sau một quá trình làm việc ở vị trí điều dưỡng viên, họ muốn thử thách bản thân và trải nghiệm mới, họ hoàn toàn có thể tiếp tục theo đuổi việc học để trở thành dược sĩ, y sĩ, hoặc thành lập các công ty thuộc lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tự mở ra nhiều cơ hội cho bản thân.
 

Trước những xu hướng mới và tầm quan trọng của nhiều năm gần đây, Trường Trung cấp Y dược Tuệ Tĩnh Hà Nội liên tục cập nhật thông tin, nâng cấp chương trình, chất lượng đào tạo giảng dạy để đón đầu xu hướng. Hiện nay, nhà trường có chương trình đào tạo Điều dưỡng sơ cấp – Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi được rất nhiều bạn trẻ quan tâm và học tập.

Ngoài ra, Nhà trường liên kết tuyển sinh với các Trường Đại học, Cao đẳng uy tín như: Đại học Y – Dược Thái Nguyên, Đại học Điều dưỡng Nam ĐỊnh, Đại học Hòa Bình, Đại học Y dược Hải phòng, Cao đẳng Y tế Phú Thọ … nhằm tăng thêm chất lượng và cả nhân lực Điều dưỡng.

Thông tin liên hệ:


Trường Trung cấp Y Dược Tuệ Tĩnh Hà Nội
Địa chỉ: số 06, ngõ 767, Nguyễn Khoái, Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
Hotline: 0989 504 475 (cô Nhàn)
Địa chỉ 2: Văn phòng tuyển sinh số 104A, số 09, Bùi Ngọc Dương, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Hotline: 096.183.1975 - 0969.798.775 (Cô Mây)


Hỗ trợ trực tuyến

(024) 66879333

096.9798.775

Qc2Tra cứu văn bằngTra cứu điểm thi kết thúc học phần

Tư vấn miễn phí